Men rạng gốm Bát Tràng thời Nguyễn

MEN RẠNG THỜI NGUYỄN

Đặc trưng của gốm Bát Tràng thời Nguyễn là CỐT SẠN và MEN RẠN. Ở thời kỳ này do một phần đất kaolin trắng ít, để tiết kiệm nên các cụ đã sử dụng đất ở vùng Dâu ở Thuận Thành Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) làm cốt gốm. Khai thác và chế biến thủ công nên cốt đất không được mịn bởi vậy dân chơi đồ thường gọi là “cốt sạn”. Sau khi hoàn thiện phần kiểu dáng thì đến công đoạn tráng một lớp lót bằng kaolin trắng, Bát Tràng hay gọi là ănggốp (phát âm theo tiếng Pháp). Rồi trang trí đắp nổi hay khắc hoặc vẽ… Sản phẩm khô sẽ được tráng một lớp men rồi đưa vào lò nung.

Còn về men, các cụ lấy đá ở vùng Hạ Chiểu, Hải Dương để chế biến men. Chính loại đá này đã làm nên thương hiệu gốm Bát Tràng men rạn thời Nguyễn nổi tiếng. Đá Hạ Chiểu chứa nhiều canxi và chất kiềm nên độ co sau nung lớn khoảng 17%, khi khoác lên thân gốm sạn với độ co từ 13-14% thì sau khi ra lò men sẽ rạn như chúng ta thấy (hình ảnh minh họa kèm bên dưới

Ảnh và bài viết sưu tầm từ nguồn Nghệ Nhân Bát Tràng

Trả lời