Gốm Cây Mai là dòng gốm lâu đời ở miền Đông Nam bộ. Đây là tên gọi chung cho các lò gốm sản xuất ở vùng đất Sài Gòn – Gia Định xưa do một số người Hoa xây dựng. Về sau có rất nhiều lò gốm được hình thành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn . Vùng phân bố chủ yếu của gốm Cây Mai là ở khu vực Sài Gòn , Đồng Nai và Bình Dương.
Gốm Cây Mai hầu hết được phủ men độc đáo, thoạt nhìn thô mộc, nhưng ẩn chứa nét công phu trong chế tác, chuẩn trong tạo hình và hài hòa trong bố cục.
“Xóm lò gốm Sài Gòn xưa” – cái nôi dòng gốm Cây Mai
Trên bản đồ Phủ Gia Định do Trần Văn Học vẽ 1815 có ghi địa danh “Xóm Lò gốm”. Một trong những làng nghề nổi tiếng của Sài Gòn xưa. Dựa vào chỉ dẫn trên bản đồ này và từ kết quả khảo sát thực địa thì những lò gốm bấy giờ gồm các làng gốm:
- Làng gốm Phú Giáo – Gò cây Mai.
- Làng Phú Định – Phú Lâm
- Làng Hòa Lục
Trên địa bàn này còn có kênh (rạch) mang tên Lò Gốm và những tên liên quan đến nghề làm gốm như (đường) Lò Siêu, (đường) Xóm Đất…
Tên Lò Gốm này thấy trên sách Gia Định thành thông chí (1820) có ghi “Từ năm 1772 con kênh Ruột Ngựa được đào để nối liền từ Sa Giang ra phía Bắc đến Lò Gốm”.
Như vậy, khu lò gốm chắc chắn đã khởi lập trước năm này, có lẽ từ đầu thế kỷ XVIII đã có những lò gốm đầu tiên sản xuất tại vùng Sài Gòn Xưa, nay là khu vực quận 6, 8, 11 (Chợ Lớn). Dấu tích còn lại là khu vực lò gốm Cây Mai và di tích lò gốm cổ Hưng Lợi (phường 16 quận 8). Có nhiều lò gốm nổi tiếng thời đó như lò cây Keo, lò gốm Phú Lâm, Bửu Nguyên, Đông Hòa..chuyên sản xuất các sản phẩm gốm đất nung, sành nâu, sành trắng…
Các giai đoạn phát triển của gốm Cây Mai
- Tượng Giám Trai ở chùa Giác Viên (quận 11), ở góc dưới bên phải có ghi “Đề ngạn, Nam Hưng Xương, Điếm Tố”, “Canh Thìn Trọng Đông Cát Đán Lập” (1880).
- Miếu Thiên Hậu (Quảng Triệu Hội quán – quận 1) trên quần thể tiếu tượng gốm ở phần sân miếu có những bảng gốm chữ nổi “Lương Mỹ Ngọc Điếm tạo” (tiệm Lương Mỹ Ngọc tạo), “Quang Tự Thập Tam Niên”(1887) và “Thạch Loan Mỹ Ngọc tạo” (lò Mỹ Ngọc ở Thạch Loan tạo), “Quang Tự Đinh Hợi Tuế (1887). Cũng ngay trên quần thể tiếu tượng này còn có những bảng gốm khác ghi “Đề Ngạn Bửu Nguyên Diêu tạo” (lò Bửu Nguyên ở Đề Ngạn làm), “Dân Quốc, Tân Dậu Trùng Kiến” tức trùng tu năm Tân Dậu, Trung Hoa Dân Quốc (1921).
- Đình Minh Hương Gia Thạnh (Quận 5), trên quần thể tiếu tượng bằng gốm có ghi “Mai Sơn, Đồng Hòa Diêu Tạo” (lò Đồng Hòa – Mai Sơn tạo), “Thiên Liên, Tân Sửu Niên Lập” (1901)
- Miếu Thiên Hậu (Tuệ Thành Hội quán – quận 5) trên những quần thể tiếu tượng gốm trang trí trên nóc miếu có ghi “Bửu Nguyên Diêu Tạo”, “Mậu Thân Niên Lập” (1908); “Đồng Hòa Diêu Tạo” (lò Đồng Hòa tạo), “Quang Tự Mậu Thân”…
Nguyên liệu và quy trình làm gốm Cây Mai
Nguyên liệu làm gốm Cây Mai chủ yếu được khai thác quanh vùng. Đó là các loại đất màu xám và mềm dùng để làm gốm đất nung. Loại đất có màu xám trắng hoặc màu trắng trơn, mịn được dùng để sản xuất các loại sành.
Nguyên liệu đưa về được xắn bằng mai gỗ sau đó mang nhồi nhuyễn, dồn thành đống và ủ. Trước khi mang đất đi thành hình, người ta cho thêm nước và nhào nhuyễn thêm một lần nữa cho đến khi đất dẻo.
Sản phẩm được thành hình trên bàn xoay. Mâm xoay có đường kính 80cm, đặt sát mặt đất, cột bàn xoay chôn sâu dưới đất. Thành hình. Những sản phẩm có kích thước lớn người ta dùng khuôn in thạch cao có nhiều mảnh ghép lại với nhau.
Lò nung gốm Cây Mai là loại lò bầu hoặc lò rồng, chiều dài lò lên đến 20m hoặc 25m. Mặt lò nghiên dốc từ 15oC đến 180C.
Dọc thân lò người ta đặt dãy mắt có kích thước 8x10cm để kiểm tra nhiệt độ trong lò. Khi nung, người ta không dùng bao nung để xếp sản phẩm mà thường cho cái nhỏ vào trong cái lớn.
Thời gian nung sản phẩm trung bình là 2 ngày.
Đặc điểm của gốm dòng gốm Cây Mai
Sản phẩm khu lò gốm Cây Mai bao gồm loại đồ gốm thông dụng có kích cỡ lớn. Loại sản phẩm có trang trí mỹ thuật. Các loại ống dẫn nước và tượng bằng đất nung và đồ sành men màu.
Lọai sản phẩm gốm độc đáo và đặc trưng của gốm Cây Mai sản xuất vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là gốm men màu. Đây là loại gốm cao cấp có men màu khá phong phú như trắng, xanh lam, xanh lục, nâu, vàng gồm nhiều kiểu loại phục vụ cho sinh hoạt như tô, chén, dĩa, muỗng…
Gốm trang trí như đôn, chậu kiểng. Gốm thờ phụng tôn giáo như lư hương, bát nhang, bài vị, tượng thờ; gốm trang trí kiến trúc như long (rồng), voi, ngựa và các quần thể tiểu tượng.
Bài Viết có tham khảo thông tin và hình ảnh từ nhiều nguồn trên internet