Lò gốm Bình Dương, Nét nổi bật và độc đáo của một làng nghề gốm sứ

lò gốm bình

Lò gốm Bình Dương có lịch sử phát triển lâu đời ở Việt Nam. Với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã tạo ra nhiều dòng gốm sứ nổi tiếng. Nhiều làng nghề gốm sứ hình thành ở khu vực Thuận An, Tân Phước Khánh, Thủ Dầu Một. Nơi đây đã tạo ra nhiều dòng gốm sứ đặc trưng. Gốm Bình Dương đã góp phần tạo nên một nét độc đáo của vùng Bình Dương nói riêng và Nam Bộ nói chung.

Các làng gốm nổi bật ở Bình Dương

Lò Gốm Bình Dương

1. Làng gốm Tân Phước Khánh

Lò gốm Bình Dương Tân Phước Khánh
Lò gốm Bình Dương Tân Phước Khánh

Vị trí: Làng gốm Tân Phước Khánh Thuộc phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương.

Lịch sử hình thành: Vào giữa thế kỉ XVII khi một thương nhân người hoa tình cờ đến Tân Uyên đã phát hiện ra loại đất quý màu trắng có thể làm gốm. Ông đã định cư rồi đưa nhiều người đến đây cùng mở các lò sản xuất gốm sứ dọc theo con suối Hố Đại. Đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Tân Phước Khánh đã có khoảng hơn 10 lò gốm thủ công. Sản xuất các loại: bát, đĩa, ấm chén, chậu hoa, chân đèn, bình, lọ, tượng người, tượng thú, đôn hình con voi…

2. Làng gốm Chánh Nghĩa

Sản phẩm lò gốm Bình Dương
Sản phẩm lò gốm Bình Dương

Làng gốm Chánh nghĩa hay còn gọi là làng gốm Bà Lụa thuộc thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương hiện nay. Làng gốm Bà Lụa hình thành vào khoảng cuối thế kỉ 19 với sự ra đời của 2 lò Vương Lương và Lò Ông Tía. Với nguồn nguyên liệu chính là đất đen, đất trắng và đất Vình Tường. Các sản phẩm đều mang dấu ấn của gốm Đông Triều.

Đặc trưng của của gốm ông Tía chính là được tráng men trong hoặc men trắng đục. Khi vừa mới đem ra khỏi lò thì đã rạn. Lâu ngày những đường rạn sẽ ngã sang màu hồng trông rất cổ kính. Đây là nét độc đáo giúp gốm Chánh Nghĩa không lẫn lộn vào đâu được.

Lò gốm Bình Dương

3. Làng Gốm Lái Thiêu

Ngày nay, làng gốm Lái Thiêu thuộc phường Lái Thiêu thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương. Được hình thành vào khoảng đầu thế kỉ 20 khi gốm Sài Gòn bước vào giai đoạn khó khăn. Một số nghệ nhân làng gốm Cây Mai – Bến Nghé đã di cư sang Lái Thiêu và mở lò sản xuất.

Đa phần chủ lò gốm ở Lái Thiêu đều là người hoa. Giai đoạn đầu phát triển các lò gốm Lái Thiêu chủ yếu sản xuất đồ gia dụng . Các sản phẩm tô, chén, dĩa, hũ, hộp, ống nhổ, tượng (tô lớn), tộ, ơ, thố, ấm, xanh. Các sản phẩm sân vườn như đôn, chậu, bình bông, choé, khạp, lu, đồ thờ cúng tượng, bát nhang, đèn. của làng gốm Lái Thiêu luôn được ưa chuộng. Mặc dù sản xuất những đồ bình dân, thực dụng như vậy nhưng mỗi sản phẩm của gốm Lái Thiêu đều rất đặc trưng với nước men bóng và màu sắc mang chất hội họa rất đẹp mắt.

Lò gốm Bình Dương đồ xưa
Lò gốm Bình Dương đồ xưa

Một điều đáng tiếc là khoảng 10 năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa đã đẩy người làng gốm phải đi làm thuê trong các nhà máy gốm sứ mọc lên ở đây hoặc chuyển sang buôn bán. Gốm Lái Thiêu cũng từ đó mai một nhiều. Dẫu vậy, may mắn vẫn còn những người yêu nghề với nỗ lực giữ nghề truyền thống. Hiện nay tại Lái Thiêu còn một vài gia đình vẫn tiếp tục duy trì sản xuất với sản phẩm chủ yếu chính là heo đất và chậu, bình lớn bới sản phẩm bát, đĩa, ấm chén. Đây là những lò sản xuất đồ gốm ít oỉ còn lại nhưng cũng rất khó cạnh tranh giá cả với những sản phẩm sản xuất hàng loạt.

Bình trà Lò Gốm Bình Dương xưa
Bình trà Lò Gốm Bình Dương xưa

Cũng giống như những sản phẩm gốm miền Nam khác, nếu so sánh gốm Lái Thiêu với gốm Bát Tràng, Chu Đậu thì giá cả dòng gốm Lái Thiêu có phần rẻ hơn. Nhưng qua thời gian, vẻ đẹp mộc mạc của các sản phẩm gốm Lái Thiêu đang ngày càng được yêu thích hơn. Những sản phẩm gốm Lái Thiêu xưa đang được tìm kiếm nhiều trong thị trường đồ cổ. Trong bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh có riêng một khu vực trưng bày và giới thiệu về gốm Lái Thiêu.
Ngày nay khi đến thăm Bình Dương, cùng với những địa điểm thăm quan khác như Vườn cây Lái Thiêu. Khu di lịch Sóc Xiêm. Chùa Bà. Chùa Hội Sơn Châu Thới… Làng gốm Lái Thiêu cũng là một địa điểm thú vị mà du khách nên ghé thăm. Ở đây, du khách có thể đến thăm quan xưởng gốm để tận mắt tìm hiểu quá trình sản xuất các sản phẩm gốm chứ danh của miền Nam, đồng thời hiểu thêm về một nghề truyền thống của Việt Nam.

Trả lời